Thử tìm hiểu
Khía cạnh kinh tế của hoạt động
nghệ thuật và giáo dục và vai trò
của các hoạt động không vụ lợi
trong một nền kinh tế thị trường
Vũ Quang Việt & Ngô Thanh Nhàn 1
Diễn đàn Người Việt 6-7 (5/1992):35-40. Montréal, Canada. Also appear in Diễn đàn, France.
Bài viết này nhằm đưa ra một số phân
tích khía cạnh kinh tế của các hoạt động nghệ thuật, giáo dục và qua đó
thử
phác hoạ hướng giải quyết toàn diện và hợp lý cho các hoạt động này, và
các
hoạt động có lợi ích chung tương tự trong bối cảnh một nước đang phát
triển
kinh tế theo hướng thị trường như ở Việt Nam.
Vài nét về
lịch sử khía cạnh kinh tế trong hoạt động nghệ thuật và giáo dục
Tìm trong lịch sử nhân loại và đất nước,
nghệ thuật dân gian tự phát nhằm vui chơi sau vụ mùa, hoặc sống nhờ vào
thị
trường bằng các gánh hát nhỏ bé kiếm sống thêm thường đơn giản và phát
triển
mức độ. Nghệ thuật thường chỉ phát triển mạnh khi được tôn
giáo, vua chúa, nhà nước, những người giàu có quan tâm và sử dụng. Xã
hội ngày càng giàu lên thì ngày càng có những người có nhiều tiền
hơn nuôi dưỡng nó phát triển. Của cải ngày càng nhiều hơn cho phép dân
chúng đóng góp vào hoạt động tôn giáo, xã hội nhiều hơn trước và cũng
cho phép
vua chúa, nhà nước thu thuế nhiều hơn. Hoạt động nghệ thuật vì thế trở
nên phong phú và phát triển rõ rệt
hơn. J.S. Bach (1685-1750) sống nhờ vào sự bảo lãnh
của một số quan chức giàu có của giáo hội. L. van
Beethoven (1770-1827) cũng sống nhờ vào sự bảo lãnh của một số quan
chức giàu
có. Những người nghệ sĩ này không còn phải lo lắng quá
nhiều cho cuộc sống vật chất và vì vậy họ có thể trở thành những nghệ
sĩ chuyên
nghiệp, sống để làm nghệ thuật.
Đối với vua quan, nghệ
thuật không chỉ là để mua vui, mà còn là biểu tượng của uy quyền, giàu
có, và
văn minh. Đối
với tôn giáo, nghệ thuật, giáo dục là phương tiện để phát triển.
Michaelangelo là một thí dụ điển hình. Ở
Việt Nam
nếu không có sự phát triển của Phật giáo có lẽ ta sẽ không có được nghệ
thuật
trong các đền chùa ngày nay. Để bành trướng giáo lý,
tôn giáo đã hết sức coi trọng phát triển chữ nghĩa và giáo dục chữ
nghĩa.
Chữ quốc ngữ ngày nay cũng là do công của giáo sĩ Alexandre de Rhodes,
tuy phát
minh ra với mục đích duy nhất là nhằm nhanh chóng truyền dạy giáo lý
Thiên chúa
giáo cho người Việt Nam.
Giáo dục dân được mở rộng hơn khi giai cấp cầm quyền coi đó là công cụ
phát huy
bộ máy cai trị, chẳng hạn như các kỳ thi nhằm mục đích
tuyển quan lại ở Trung Quốc và Việt Nam. Khi Việt Nam đi
vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều người nghĩ ngay
đến việc
mở mang dân trí bằng giáo dục. Nghệ thuật và giáo dục trong các nước
theo chủ nghĩa xã hội lại càng được xác định mục đích rõ rệt
hơn: nghệ thuật phải là nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa, phải có
tính
đảng.
Chỉ khi cuộc cách mạng kỹ thuật phát
triển vào thế kỷ thứ 18-19, khi những người lao động
đã bắt đầu có để dành, có khả năng trả tiền thì người ta mới thấy xuất
hiện
nhiều đoàn nghệ thuật tư nhân và các trường học tư nhân. Phải chăng từ
đó nghệ thuật,
giáo dục đã trở thành “hàng hoá” có thể mua bán trên thị trường, giá cả
được
quyết định theo luật cung cầu và không còn là những hoạt động cần tài
trợ của
chính quyền, cá nhân hoặc tổ chức nhằm những mục đích khác hơn mục đích
kiếm
lời? Và như vậy người sản xuất ra những hàng hoá này có thể
tự sống mà không cần một hình thức tài trợ nào cả? Đây
là những câu hỏi quan trọng cần được phân tích và trả lời đúng đắn.
Hãy xem qua một vài số liệu của một nền
kinh tế thị trường phát triển mà mức độ xã hội hoá rất thấp như Mỹ.
Nước Mỹ là
nơi có tỷ lệ trường học tư cao so với các nước kinh tế thị trường khác
ở bậc
tiểu học và trung học, tỷ lệ trường học tư là 23%, trong đó 80% là do
các tổ
chức tôn giáo mở ra và được họ tài trợ một phần không nhỏ (ngân quỹ của
tôn
giáo là do tín đồ đóng góp năm 1988 lên tới 48 tỷ USD). Ở bực
đại học, tỷ lệ trường tư chiếm 30%, nhưng những trường này cũng sống
bằng tài
trợ của nhà nước, cá nhân hảo tâm và công ty tư nhân. Vào năm 1986 tính
chung cho các đại học tư ở Mỹ, tiền học phí sinh viên đóng góp chỉ bằng
gần 39%
số thu của đại học, phần còn lại là do nhà nước tài trợ trực tiếp (cho
không,
13%) hoặc gián tiếp (nhận công trình nghiên cứu 15%), tiền cá nhân hảo
tâm đóng
góp, công ty tư nhân đóng góp và các hoạt động sinh lợi khác (33 %) 2.
Về hoạt động nghệ thuật, ngoài ca nhạc nhẹ, các nhà hát kịch Broadway
(chủ yếu
là hình thức nhạc kịch phổ thông) là tự nuôi sống mình với giá rất cao
từ 30-60
USD một vé, hầu hết các hoạt động nghệ thuật khác (opera, nhạc giao
hưởng, nhạc
thính phòng, kịch cổ điển, kịch mới) đều phải dựa vào tài trợ của nhà
nước, của
cá nhân hảo tâm và tổ chức không vụ lợi. Tính cho tất cả các hoạt động
nghệ
thuật trình diễn ở Mỹ, theo điều tra của thống kê Mỹ, năm 1972, chỉ có
50% chi
phí hoạt động là dựa vào vé bán (hiện nay, một số kịch bản mới bán vé
trước cả năm để có tiền dựng vở). Nếu chỉ tính cho nhà hát giao hưởng,
opera, ballet, múa hiện đại
thì chi phí dựa vào vé bán chỉ có 38% 3. Vé bán
cho hoạt động
kịch nghệ nghiêm túc ở thành phố Nữu Ước vào năm 1982 chỉ trang trải
được 34%
chi phí, nhưng lại chưa kể đến sự kiện là có đến 71% nghệ sĩ
đóng kịch không
có lương 4. Hoạt động nghệ thuật cao
cấp ở Âu
châu dựa vào chính quyền nhiều hơn Mỹ, tỷ lệ bù lỗ lên tới 3/4 chi phí.
Khía cạnh
kinh tế của hoạt động nghệ thuật, giáo dục trong nền kinh tế thị trường
Để hiểu rõ khía cạnh kinh tế của vấn đề,
cần nêu lên một đặc thù của các loại hàng hoá thông thường trong nền
kinh tế
trải qua các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đó là con người tham gia
các
hoạt động sản xuất các loại hàng hoá này ngày càng có
năng suất cao hơn. Khi năng suất cao
lên, tức là để sản xuất một món hàng, người lao động
cần ít thời gian hơn trước. Qui trình phát triển, do đó, là
một quá trình giảm giá thành sản xuất. Người sản xuất (hay người chủ)
có
thể trả công lao động như cũ, dùng ít lao động hơn để
tăng lợi nhuận. Nhưng đó chỉ là quyết định thiển cận.
Ngược lại, họ thường giảm giá hàng, mở rộng thị trường, mở rộng sản
xuất, đồng
thời nâng mức lương cho người lao động, vừa đồng thời tăng tổng số lợi
nhuận
cho mình vừa bảo đảm được quan hệ sản xuất hoà bình. Đối với một số
lãnh vực
hoạt động nghệ thuật và hoạt động giáo dục thì việc tăng năng suất sản
xuất gần
như không xảy ra.
Nghệ thuật
biểu diễn
Trong hầu hết các hoạt động nghệ thuật
biểu diễn, dù cho trải qua hàng trăm năm tiến bộ khoa học, ta cũng
không thể
giảm đi số lao động sử dụng. Chẳng
hạn, một bản tứ tấu không thể chỉ dùng một nhạc công, một dàn giao
hưởng không
thể sử dụng ít người hơn bản nhạc qui định mà không ảnh hưởng tới chất
lượng
của dàn giao hưởng, một đoàn kịch cũng thế.
Mở rộng thị trường người xem và người
nghe là một giải pháp để tăng thu. Giải
pháp này chỉ có thể thực hiện đối với một số hoạt động nghệ thuật như
nhạc nhẹ,
nhạc rock bằng cách sử dụng nơi trình
diễn lớn và các phương tiện âm thanh hiện đại. Dĩ nhiên mức tăng này
cũng có giới hạn nếu như ta không muốn giảm chất lượng trình diễn một
cách quá
đáng. Ngày nay, các cuộc trình diễn nhạc rock (loại
hình được ưa chuộng
nhất) cũng chỉ nhằm mục tiêu hỗ trợ cho việc phát hành băng, đĩa nhạc
(video,
CD)... Vấn đề mở rộng thị trường rất giới hạn đối với các
loại hình nghệ thuật biểu diễn sống. Như vậy quá trình phát triển khoa
học kỹ thuật nhằm mục đích tăng năng suất lao động
không có tác dụng đáng kể đối với một số hoạt động nghệ thuật trình
diễn. Ngược
lại, giá vé thường chỉ có thể tăng theo mức tăng của
lạm phát và như vậy về mặt kinh tế người tổ chức nghệ thuật trình diễn
chỉ có
thể trả lương cho người làm nghệ thuật theo mức tăng của lạm phát.
Nói tóm lại nếu chỉ là kinh tế thị
trường thì thông thường lương của nghệ sĩ ở một số hoạt động sẽ ngày
càng giảm
đi so với lương của người lao động sản xuất hàng hoá bình thường vì mức
lương của
người lao động bình thường không những tăng theo lạm phát mà đặc biệt
quan
trọng là tăng theo năng suất lao động. Nhưng nếu như mức lương của một
người lao động tay chân tăng lên, mức tiêu thụ của họ tăng lên thì
nhu cầu thu nhập của nghệ sĩ cũng phải tăng lên. Tuy nhiên, nếu lương
nghệ sĩ
tăng lên theo mức tăng thu nhập chung thì hoạt động
sản xuất hàng hoá nghệ thuật chắc chắn sẽ phá sản. Đây chính là lý do
mà nhiều
hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở các nước có kinh tế thị trường, dù là
đoàn
nghệ thuật tư nhân hay đoàn nghệ thuật nhà nước, đều cần tài trợ của
nhà nước
và đóng góp của những Mạnh Thường Quân. Tiền vé chỉ đủ trang
trải một phần chi phí hoạt động. Lương trung bình của
một nghệ sĩ biểu diễn ở nhà hát trình diễn (nhà hát múa kịch, opera,
giao
hưởng...) ở Nữu Ước (chỉ tính cho người có việc) thấp hơn mức sống
trung bình.
Tuy có một số hoạt động biểu diễn mà số lượng khán giả có thể tăng lên
bằng sức
trang âm của máy móc như nhạc nhẹ thì mức thu nhập có
khác hơn, không cần phải dựa vào tài trợ. Nhưng thu nhập kếch sù của
một số
nghệ sĩ ở các nước phát triển không phải là do hoạt động biểu diễn của
họ mà do
những hàng hoá khác họ tạo ra, như phim ảnh, băng, đĩa nhạc, và trình
diễn sống
cũng là để quảng cáo bán băng đĩa.
Nghệ thuật trình diễn
càng đòi hỏi nhiều diễn viên, càng đòi hỏi công phu tập luyện, và có
thị trường
không thể mở rộng được thì càng có nguy cơ biến mất nếu như không được
tài trợ. Có người sẽ hỏi: tại sao ta lại cần tiếp tục những
hoạt động nghệ thuật “không quần chúng” và không được thị trường chấp
nhận này?
Phải chăng để xác minh sức mạnh của một nền văn minh, của dân tộc, của
chế độ,
hay vì nó cần thiết để nâng cao các giá trị khác của con người, tức là
nó có
lợi chung cho mọi người? Cơ sở để quyết định hoạt động gì, hàng hoá gì
tạo ra
lợi ích chung cho xã hội và cần sản xuất là dựa vào
giá trị mà một số đông người hoặc cả xã hội gán cho nó, hoặc chủ quan
hoặc
khách quan, nhưng thường là chủ quan. Nếu những hoạt động nào không
được đánh
giá là có lợi chung thì không có lý do gì những hoạt
động đó, hàng hoá đó, khi không thể tự sống trên thị trường mà lại phải
tồn
tại.
Giáo dục
Giáo dục có những đặc tính chung của
những hoạt động nghệ thuật không thể tự sống, tức là không thể tăng
năng suất
lao động của người thầy giáo như tăng năng suất lao động sản xuất hàng
hoá
thông thường, và càng không thể mở rộng thị trường nếu như không muốn
giảm chất
lượng giảng dạy. Ngược lại, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì lại
càng đòi
hỏi chất lượng giáo dục cao hơn, tức là đòi hỏi nhiều thầy giỏi hơn cho
cùng
một số học trò, một phần vì tỷ số học trò / thầy giáo càng thấp thì
chất lượng
giáo dục càng cao, một phần vì một thầy giáo không thể có được kiến
thức bác
học về đầy đủ mọi ngành khoa học như trước đây. Đó là chưa kể
đến các đòi hỏi thiết bị, công cụ, sách vở cho việc dạy học ngày càng
nhiều hơn
trước, và như thế ngày càng tốn kém hơn trước. Giáo dục được đánh giá
là
loại hàng hoá tạo ra lợi ích chung, cần thiết cho sự
tiến bộ của xã hội.
Giáo dục còn có hai đặc tính đặc biệt
quan trọng khác, đó là:
(a) Đặc
tính chung của phương tiện sản xuất: Giáo dục là
hàng hoá dùng làm phương tiện sản xuất, có tính vô hình chứ không phải
là hàng
hoá dùng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. Đối với mục đích thoả
mãn nhu cầu tiêu dùng của người tiêu thụ, người mua phải thấy ngay sự
liên hệ
trực tiếp, rõ rệt và nhanh chóng giữa hành động mua và
hưởng thụ.
Chẳng hạn người mua trả tiền để được xem hát, mua bia
để uống. Ngược lại, đối với việc mua dịch vụ giáo dục, lợi
ích của nó
không thấy ngay được đối với người mua, mà chỉ thấy ở lợi ích
tiềm tàng, chẳng
hạn như là khả năng có được việc làm tốt hơn, với lương bổng cao hơn
trong
tương lai. Chính vì khoảng cách thời gian giữa hành động mua
và thoả mãn nhu cầu, mà người mua phải
có ý thức đầu tư, nếu
không họ đã không mua. Người nghèo luôn luôn phải đắn đo giữa hai hành
động: tiêu thụ ngay và đầu tư cho tương lai con cái. Nhiều khi họ không
có ngay
cả điều kiện để đắn đo vì đời sống quá khó khăn. Chính vì vậy
người nghèo phổ biến không có khả năng mua hàng hoá giáo dục là
có thật.
(b) Đặc
tính của hàng hoá chung (public goods):
Lợi ích của giáo dục không
chỉ thu gọn vào thoả mãn lợi ích của người trực tiếp mua, mà còn thoả
mãn lợi
ích của toàn xã hội, hay ít nhất là một số người khác, kể cả những
người không
mua hay không muốn mua. Như ta thấy một xã hội mà mọi người
đều có học thì kinh tế có khả năng phát triển nhanh chóng hơn, và như
vậy có
lợi cho mọi người. Một xã hội mà đầy dẫy người nghèo, ít học chung
quanh, thì người sống ở đó cũng không thể thấy thoả
mãn bằng trường hợp có người chung quanh mình đều khá giả và có học hơn
(dĩ
nhiên vẫn có trường hợp đặc thù cho một vài cá nhân). Đó là
chưa nói đến trường hợp đặc biệt là một xã hội không có trình độ giáo
dục cao
thì khó lôi kéo người ngoại quốc đi vào đầu tư phát triển kỹ nghệ, làm
lợi cho
nhiều người.
Đặc tính này của giáo dục được gọi là
đặc tính hàng hoá chung.
Nói rộng hơn, đó là hàng hoá mà mọi người cho là tạo ra lợi ích chung,
nhưng giá cả những hàng hoá đó thường không phản ánh
đúng giá trị của nó đối với người mua. Như trong trường hợp
giáo dục, giá trị hàng hoá giáo dục lớn hơn nhiều
so với giá trị người
mua phải trả vì lợi ích toả ra cho cả những người
không mua. Đối
với lợi ích này, người sản xuất không thể thu được phí
sử dụng. Vì đặc tính này của hàng hoá
chung, người trả tiền hoặc không
trả tiền đều được hưởng lợi ích. Đặc tính này là lý do kinh tế giải
thích sự
cần thiết tài trợ của xã hội dưới danh nghĩa nhà nước đối với giáo dục.
Trong kinh tế, không
có cái gì là của chùa cả, để có được giáo dục miễn
phí, thì người
dân phải đóng thuế.
Cái khác biệt là
khi nhà nước đứng ra tổ chức như thế thì mọi người đều được hưởng, kể
cả những
người không muốn mua, nếu như họ phải trả tiền. Trong việc tổ chức này,
có phần thiếu công bằng, vì
người có tiền nhiều phải đóng thuế nhiều, nhưng sự thiếu công bằng này
có thể
chấp nhận được vì lợi ích chung của toàn xã hội, và nó
cũng là biện pháp phân phối lại thu nhập trong một nước.
Hoạt động
không vụ lợi và tổ chức không vụ lợi
Như đã trình bày ở trên, thị trường và
quá trình phát triển kinh tế không cho phép thiết lập một thị trường
bình
thường đối với giáo dục, một số hoạt động nghệ thuật, và những hoạt
động khác
như từ thiện, tôn giáo, y tế công cộng, quốc phòng, an ninh...
Hầu hết
các hoạt động này đều có rõ các đặc tính của hàng hoá chung
như giáo dục, tức là, tuy những hoạt động này tạo ra những lợi ích
chung cho xã
hội nhưng người sản xuất không thể thu được, hoặc không thể thu đủ
được, giá trị
sử dụng thông qua thị trường. Giáo dục là hoạt động không thể thu
đủ được lợi ích bằng học phí. An ninh, quốc phòng, y tế công
cộng, từ thiện, tôn giáo,
chính trị... là các hoạt động có lợi cho tất cả mọi người hoặc một số
đông
người trong một xã hội nhưng không thể dùng thị trường. Nhiều người
cũng xếp
hoạt động văn hoá và nghệ thuật dân tộc, cao cấp vào loại
hàng hoá chung. Chính vì được coi là hàng
hoá chung mà những hoạt động này mới có lý do để được
giúp đỡ tiếp tục tồn tại.
Ngoài những hoạt động như quốc phòng, an
ninh, y tế công cộng có tính thuần tuý hàng
hoá chung, những hoạt động còn lại được gọi chung
là hoạt động không vụ lợi.
Những hoạt động không vụ lợi có
thể là tư hay công (do tư
nhân, một hội
đồng tư nhân hay một cơ quan của nhà nước làm chủ), hoạt động nhằm vào
lợi ích
chung của nhiều người, không nhằm mục đích làm lời, tức là, có người
chủ nhưng
không có cổ phần viên, tiền lời thu được sau khi trang trải kinh phí
hoạt động
phải được dùng đúng như luật định và mục tiêu ban đầu, hoặc tái đầu tư
vào quỹ
dự trữ nhằm phát triển các hoạt động của nó.
Để phát triển các hoạt động không vụ
lợi, có khi nhà nước, thay mặt nhân dân, trực tiếp đứng ra
tổ chức như quốc
phòng, an ninh, giáo dục, coi đó là hoạt động nhà nước, có khi nhà nước
trực
tiếp tài trợ tiền bạc như đối với một số đoàn nghệ thuật, hoặc các viện
nghiên
cứu, các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, xã hội, hoặc có khi gián tiếp
giúp đỡ
bằng những biện pháp ưu đãi về thuế má. Hình thức nào thích
hợp nhất còn tuỳ thuộc vào đặc tính nhất định của mỗi xã hội, tính chất
và tài
sản của nhà nước và của chính các loại hoạt động đó. Có
những loại hoạt động có thể thị trường hoá một phần, có những loại
không thể
giải quyết bằng thị trường.
Ở Việt Nam vấn đề giúp đỡ gián tiếp bằng
chính sách ưu đãi về thuế còn xa lạ nên những giải thích dưới đây có
mục đích
làm sáng tỏ vấn đề. Một số nước không đánh thuế tài sản các tổ chức
không vụ
lợi (tài sản do nhà hảo tâm cho không), không đánh thuế lợi nhuận các hoạt
động không vụ lợi, và trừ thuế cho những người, hay tổ chức
đóng góp vào
các hoạt động không vụ lợi bằng cách cho phép họ
được phép trừ các khoản
đóng góp ra khỏi số thu nhập bị đánh thuế (trừ tất cả hoặc một phần).
Một thí
dụ đơn giản: một người có thu nhập 100 000 USD, chịu
tỷ lệ thuế tổng cộng 10%, tức là phải đóng 40 000 USD. Thu
nhập sau khi đánh thuế còn 60 000 USD. Nếu người đó
đóng góp vào hoạt động không vụ lợi 10 000 USD,
thì sẽ chỉ phải đóng
thuế trên 90 000 USD còn lại. Nếu tỷ lệ thuế (luỹ tiến) cho mức này là
38%, thì họ chỉ phải đóng 34 200 USD thuế, và thu nhập
còn lại sau khi nộp thuế là 55 800 USD. Như vậy, trên thực
tế, người đóng góp chỉ mất đi 4 200 USD. Trong khi đó,
tổ chức không vụ lợi được hưởng trọn số tiền 10 000 USD. Làm như vậy,
nhà nước được lợi gì? Nếu đó
là hoạt động cần thiết cho xã hội mà nhà nước phải làm thì để có một hoạt
động không vụ lợi như vậy, nhà nước phải chi ra ít nhất 10
000 USD, tức là
phải lấy từ quỹ thuế toàn dân số tiền 10 000 USD đó. Nếu làm theo biện
pháp nói trên, thì nhà nước chỉ mất đi 5 800 USD
là số tiền thuế đáng lẽ thu được. Hơn nữa, đối với tổ chức
không vụ lợi, nhà nước đã đóng góp 5 800 USD (hơn 50%) cho hoạt động
của họ
(phần còn lại là do người hảo tâm đóng góp). Đó là lý do nhà nước có
vai
trò và được quyền kiểm tra hoặc rút giấy phép hoạt động của họ nếu họ
không làm
theo đúng luật pháp. Để khuyến khích
người giàu để lại gia tài sau khi chết cho các hoạt động không vụ lợi,
một số
nhà nước cũng không đánh thuế di sản (ở Mỹ, thuế tài sản thừa kế có thể
lên tới
50%, nếu vượt quá 600 000 USD).
Ở Mỹ năm 1988, tổng số đóng góp vào hoạt
động không vụ lợi của công ty và cá nhân
lên tới hơn 100 tỷ USD,
trong đó hơn 80% là do cá nhân, bằng 2% thu nhập quốc dân, lớn hơn 10
lần tổng
số viện trợ của nhà nước Mỹ cho nước ngoài (viện trợ Mỹ chỉ có 8
,7 tỷ USD cùng năm).
Có người sẽ hỏi nếu
một công ty tư nhân Mỹ đóng góp vào một đại học (với tư cách tổ chức
không vụ
lợi) và đòi hỏi độc quyền sử dụng thì như vậy công ty đó có được ưu đãi
trừ
thuế không? Dĩ
nhiên là không vì đây là hành động kinh doanh, thuê đại học làm công
cho mình.
Chỉ được coi là không vụ lợi nếu như công ty đóng góp không
có độc quyền sử dụng. Ngược lại, một đại học, một đoàn
nghệ thuật, một tổ chức tôn giáo, chính trị tổ chức hoạt động kinh
doanh như
làm nhà xuất bản, mở hàng sản xuất hãng dịch vụ thì lợi nhuận có chịu
thuế
không? Dĩ nhiên là có vì hoạt động phụ này (có thể
biến thành hoạt động chính để trốn thuế) không phải là hoạt
động không vụ
lợi. Nói tóm lại, chỉ có hoạt
động không vụ lợi do tổ
chức không vụ lợi được nhà nước chính thức công nhận mới được hưởng ưu
đãi miễn
thuế lợi nhuận và trừ thuế. Do đó, để bảo đảm không mâu thuẫn quyền
lợi, nhà
nước thông thường dùng biện pháp kiểm tra thuế...
Ở Mỹ, các công ty không vụ lợi có thể là
trường đại học, giáo hội, nhà hát opera, hội hợp
tác khoa học kỹ thuật
giữa Mỹ và Việt Nam, hội giúp trẻ em mù loà, nhà thương thí, Rockefeller
Foundation,
Ford Foundation... là những tổ chức kêu gọi các người hảo
tâm đóng góp hoặc
nhận đóng góp chính của các công ty kinh doanh do gia đình Rockefeller
hoặc
Ford làm chủ. Các tổ chức foundations được nhà
nước
công nhận thường chỉ đứng ra quyên góp tiền, giúp những người đóng góp
trừ
thuế, sau đó phân phối tiền đến các hoạt động mà họ được phép. Hàng năm
Ford
Foundation chi ra vài trăm triệu USD. Các tổ chức hoạt
động không vụ lợi
có thể không cần xin giấy phép chính thức nếu như họ chỉ nhận
ngân quỹ hoạt
động từ các tổ chức mẹ không vụ lợi lớn hơn và thu
nhập chỉ đủ trang trải chi phí. Chính sách thuế nói trên nhằm khuyến
khích
những hoạt động mà người dân thấy có lợi hoặc cần làm, một hình thức
nhân dân và nhà nước
cùng làm, tuy nhiên
với
chính sách trên, cái gì cần làm là do nhân dân quyết định. Dĩ
nhiên, hoạt động nào được coi là không vụ lợi là quyết định của nhân
dân thông
qua đại biểu quốc hội. Khi có chính sách như thế thì
giai cấp lãnh đạo hoặc người lãnh đạo, vì buộc phải thi hành pháp luật,
vẫn
phải chấp nhận khuyến khích những hoạt động không vụ lợi dù
họ không
muốn. Ngược lại chính quyền nhiều nước (ngoài quyền hạn hướng dẫn và đề
ra phương hướng mới cho các hoạt động không vụ lợi) thường
sử dụng quyền
kiểm tra để theo dõi hoạt động không
vụ lợi.
Để tránh lạm dụng, các
tổ chức hoạt động trong các hoạt động nói trên có thể nộp đơn xin chính
quyền danh
nghĩa không vụ lợi (với tư cách công ty không vụ lợi). Sau
khi có quá trình hoạt động và
được kiểm tra kỹ lưỡng, những tổ chức nào thực sự hoạt động đúng tôn
chỉ mới
được cấp giấy phép công nhận và chỉ khi đó mới được ưu quyền về thuế.
Hoạt động của họ được kiểm tra thường trực, nếu vi
phạm điều lệ hoặc thiếu minh bạch trong sự chi thu có thể sẽ bị rút
giấy phép,
người trách nhiệm bị truy tố hình sự. Dĩ nhiên một tổ chức
trong lãnh vực hoạt động không vụ lợi vẫn có thể đăng ký như là một
công ty vụ
lợi nhưng sẽ mất mọi ưu đãi.
Chính sách
về các hoạt động không vụ lợi cho Việt Nam
Chính sách về hoạt động không vụ lợi nên
được coi là chính sách cần thiết bao trùm tất cả các hoạt động giáo
dục, một số
hoạt động nghệ thuật, y tế, tôn giáo, chính trị, xã hội, từ thiện...
Tất cả
những hoạt động cần thiết, có lợi cho xã hội mà bản thân nó không thể
tiếp tục
hoạt động bình thường trong một nền kinh tế thị trường nếu để cung cầu
quyết
định, thì nên được coi là hoạt động không vụ lợi và được hưởng chính
sách ưu
đãi về thuế. Mức độ can thiệp của nhà nước từ trực tiếp tổ chức, trực
tiếp tài
trợ một phần, ưu đãi về thuế, tuỳ thuộc vào tầm quan trọng về lợi ích
xã hội và
tầm mức hoạt động thị trường của mỗi hoạt động. Dưới đây là một số ý
kiến khơi
mào, hết sức phác hoạ về các hoạt động có lợi ích chung.
Giáo
dục
Giáo dục phổ thông cơ
sở (đến lớp 5) có thể được coi là cơ bản trong sự hình thành một xã hội
phát
triển, phải có tính cưỡng bách, và nhà nước trung ương phải hoàn toàn
tài trợ. Giáo dục ở cấp cao hơn, nhà nước có thể tài trợ một
phần trong giai đoạn này và tiến gần đến giáo dục cưỡng bách, tài trợ
toàn phần
cho đến lớp 12 trong giai đoạn một vài năm sắp tới. Giáo dục
cấp đại học và chuyên nghiệp có thể thị trường hoá một phần bằng học
phí nhưng
không thể không có sự tài trợ trực tiếp của nhà nước ở một mức độ đáng
kể, hiện
nay cũng như trong tương lai. Việc tổ chức tư thục
thực chất chỉ tạo thêm sự chọn lựa cho những người có khả năng chọn lựa
(tăng
số người được giáo dục trong xã hội...), nó không phải là hướng giải
quyết giáo
dục cho nhân dân.
Y
tế
Đối với y tế cũng có những vấn đề chung ảnh hưởng rộng rãi đến sức khoẻ
của nhiều người, như
diệt trừ dịch tễ, bệnh truyền nhiễm, bệnh hiểm nghèo..., là nhiệm vụ
của nhà
nước vì không thể thị trường hoá. Nhưng có những dịch vụ y tế
chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu thụ, nhà nước có thể có nhiều
biện
pháp giải quyết như hoàn toàn tư nhân hoá, hoặc xã hội hoá ở một mức độ
nào đó.
Dù tư nhân hoá hay xã hội hoá, có những bệnh vượt ngoài sức chịu đựng
tài chính
của cá nhân và do đó đòi hỏi một cơ chế bảo hiểm sức khoẻ do cá nhân
đóng góp
hoặc dưới hình thức tài trợ một phần của nhà nước.
Nghệ
thuật
Một số những hoạt động
nghệ thuật như nhạc nhẹ, cải lương, kịch nói, phim truyện có tính quần
chúng có
thể tự sống, không cần biến thành những hoạt động nhà nước dưới hình
thức các
đoàn quốc doanh như hiện nay. Nếu
trong tình trạng giao thời hiện nay cần làm ở một mức độ nào đó, nhà
nước sẽ
giúp đỡ thông qua việc tài trợ xây dựng các chương trình, vở hát, phim
mới trên
cơ sở những điều kiện tối thiểu về nghệ thuật do nhà nước, hoặc tốt
hơn, do một
uỷ ban nghệ thuật độc lập quy định. Một số hoạt động văn hoá, nghệ
thuật dân
tộc hoặc cao cấp khác vì đặc tính của nó là không thể tự tồn tại trên
thị
trường và vì có đặc tính của hàng hoá chung, có thể được tài trợ vừa
trực tiếp
từ nhà nước, vừa gián tiếp thông qua chính sách ưu đãi cho hoạt động
không vụ
lợi.
Chính
trị, tôn giáo
Hiện nay đảng, các
đoàn thể quần chúng là những bộ phận của nhà nước, sống trực tiếp hoặc
gián
tiếp bằng ngân sách nhà nước. Trong một nền kinh tế thị trường, đảng và
các đoàn thể quần chúng
thực chất thuộc về loại hoạt động không vụ lợi (hơn là hoạt động của
nhà nước).
Các tổ chức này cũng sẽ phải chuyển hướng, càng sớm càng tốt,
đi đến hoạt động như những tổ chức không vụ lợi và được hưởng đặc quyền
của các
tổ chức không vụ lợi.
Ở Mỹ, một số các tổ
chức tôn giáo cũng được hưởng quy chế không vụ lợi và được miễn thuế
như các tổ
chức không vụ lợi khác.
Các
dịch vụ công cộng có thể thu phí sử dụng
Ngoài những hoạt động không vụ lợi kể
trên, có những hoạt động không hẳn là không vụ lợi nhưng ảnh hưởng đến
phát
triển và sinh hoạt của xã hội như xây dựng đường xá, cầu cống, phi
cảng, điện
nước... tức là có đặc tính của hàng hoá
chung. Một vài hoạt động này có thể biến thành hoạt động quốc
doanh nhưng cũng
có thể phát triển dưới hình thức không vụ lợi: tức là tổ chức thành
công ty
không vụ lợi, tự quản, không chịu thuế lợi tức, nhưng đồng thời cũng
không được
sống dựa vào ngân sách nhà nước. Vốn xây dựng có thể gây bằng cách bán
trái
phiếu (có lãi suất nhất định như công trái), tiền chi phí hoạt động
thường
xuyên kể cả trả lãi dựa vào phí thu từ những người sử
dụng. Cách làm này tránh được sự can thiệp quá thường xuyên, thô bạo và
tốn kém
của nhà nước, chỉ nhằm để bắt những người sử dụng đóng phí sử dụng. Dĩ
nhiên
loại công ty không vụ lợi này chỉ có thể áp dụng được trong những dịch
vụ dễ tổ
chức việc đóng phí sử dụng (thí dụ như xa lộ, phà, cầu...). Nhà nước
tuy thế
cũng vẫn phải có trách nhiệm cử hội đồng chủ tịch, đề ra chính sách
lương bổng,
thông qua các chính sách hoặc tăng phí sử dụng, nhằm mục đích bảo vệ
người tiêu
dùng. Ở Mỹ, hai chương trình không vụ lợi nổi tiếng, có sinh lãi là
công ty Tennessee
Valley Authority nhằm phát triển việc cung cấp điện nước cho
các bang chung
quanh thung lũng sông Tennessee, và Port Authority of New
York and New
Jersey nhằm giải quyết hệ thống giao thông gồm hải cảng, phi
cảng, cầu cống
giữa hai bang New York và New Jersey.
Kết luận
Để kết luận, có thể nói sức tài trợ của
nhà nước cho các hoạt động không vụ lợi tuỳ thuộc vào khả năng thu
thuế. Thuế là hành vi cưỡng
bách của nhà nước đối với nhân dân để tài trợ các hoạt động mà nhà nước
cho là
cần thiết đối với xã hội. Nhân dân luôn có khuynh hướng chống lại các
hành động
cưỡng bách đặc biệt là những hành động không đưa đến lợi ích trực tiếp
cho họ,
chính vì vậy nhà nước cần sử dụng thêm các biện pháp khuyến khích sự
đóng góp
tự nguyện của nhân dân để tài trợ các hoạt động không vụ lợi cần thiết
cho xã
hội.
1 Vũ Quang Việt,
tiến sĩ kinh tế, chuyên gia Liên Hiệp Quốc;
Ngô Thanh Nhàn, tiến sĩ
ngôn ngữ, nghiên cứu tại Đại học New York, chủ tịch Công ty Vinexco. Cả
hai đã có nhiều hoạt động liên quan đến các tổ chức không vụ
lợi.
2 Statistical Abstract of
The United Slates, 1990,
U.S.
Department of Commerce, Bureau of Census.
3 Dick Netzer,
The Subsidized Muse: Public Support for the Arts in
the United States,
Cambridge University
Press, 1978.
4
William Baumol, Inflation and the Performing Arts,
New York, 1984.
|